Hướng dẫn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
tại Myanmar
Thông tin cần cung cấp:
- Tên, địa chỉ đầy đủ và quốc tịch của người nộp đơn;
- Bản mô tả nhãn hiệu: ý nghĩa, màu sắc. Nếu nhãn hiệu có chứa các chữ thuộc ngôn ngữ nước ngoài, phải cung cấp phần dịch và phiên âm của các chữ nước ngoài đó;
- Danh mục hàng hoá/dịch vụ sử dụng nhãn hiệu này và nếu có thể, các nhóm hàng hoá/dịch vụ của các hàng hoá/dịch vụ tương ứng theo bảng phân loại quốc tế.
Tài liệu cần cung cấp:
- 01 Giấy uỷ quyền đặc biệt (Giấy uỷ quyền này phải được công chứng, xác nhận và chứng thực bởi Đại sứ quán/ Lãnh sự quán/ Phó lãnh sự quán hoặc đại diện của Chính phủ Liên hiệp Myanma ở nước của người nộp đơn) (sẽ được cung cấp);
- Bản tuyên bố về quyền sở hữu Nhãn hiệu (Người ký Giấy uỷ quyền đặc biệt ở trên chỉ cần ký vào Bản tuyên bố này);
- 20 mẫu Nhãn hiệu (kích thước không quá 80mm x 80mm và không nhỏ hơn 15mm x 15mm);
- Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên có xác nhận của cơ quan nộp đơn (nếu xin hưởng quyền ưu tiên).
Thông tin chung:
- Một đơn đăng ký Nhãn hiệu tại Myanama có thể dùng để đăng ký cho một Nhãn hiệu với một hoặc nhiều nhóm hàng hoá/dịch vụ khác nhau;
- Thời gian từ khi nộp đơn đăng ký Nhãn hiệu đến khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Myanma là 04-06 tuần;
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cần tiến hành gia hạn 3 năm một lần;
- ở Myanma, cho đến nay vẫn chưa có luật về nhãn hiệu, nên ngay sau khi hoàn tất việc đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu Nhãn hiệu cần tiến hành làm “Cautionary Notice” – Thông báo khuyến cáo về Nhãn hiệu của mình trên báo chí của Myanma. Mặc dù việc này là không bắt buộc, nhưng có tác dụng giúp dân chúng biết được quyền sở hữu nhãn hiệu của chủ nhãn hiệu. Ngoài ra, một tác dụng quan trọng khác là nó giúp cảnh báo các bên có ý định xâm phạm không được vi phạm quyền nhãn hiệu của chủ Nhãn hiệu.